Sodium molybdate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sodium molybdate là gì?
Natri molybdat, Na2MoO4, là nguồn cung cấp molybden. Nó thường gặp dưới dạng hydrat hoá, Na2MoO4·2H2O.
Anion molybdat (VI) có dạng tứ diện. Hai cation natri liên kết với mỗi một anion.
Lịch sử ra đời
Natri molybdat được tổng hợp trước tiên bằng phương pháp hydrat hoá. Một cách khác thuận tiện hơn được tiến hành bằng cách hoà tan MoO3 vào natri hydroxide ở 50 – 70°C và làm kết tinh sản phẩm thu được. Muối khan được tạo thành khi nung nóng lên nhiệt độ 100°C.
MoO3 + 2NaOH → Na2MoO4·2H2O
Tên thuốc gốc (hoạt chất)
Natri molybdat.
Tên gọi khác
Anhydric natri molybdat, Molypden (như natri), Natri molybdat (VI), Natri molypden oxit, Dinatri molybdat, Natrium molybdat.
Loại thuốc
Vitamin và khoáng chất.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 5,33mcg/ml.
Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Viên con nhộng.
Viên nén bao phim.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Calcium Glycerophosphate là gì?
Calcium glycerophosphate là muối canxi của axit glycerophosphoric tạo thành bột màu trắng, mịn, hơi hút ẩm. Sản phẩm thương mại là một hỗn hợp của canxi beta-, D- và L -alpha-glycerophosphat.
Calcium glycerophosphate được FDA xếp vào danh sách thành phần thực phẩm công nhận là an toàn (GRAS) như một chất bổ sung chất dinh dưỡng (nguồn canxi hoặc phốt pho). Trong các sản phẩm thực phẩm như gelatins, bánh pudding và chất trám chúng ta đều có thể tìm thấy thành phần calcium glycerophosphate.

Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng có trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng nhờ khả năng có thể thúc đẩy quá trình đệm-pH của mảng bám, nâng cao mức độ canxi và phosphat trong mảng bám và tương tác trực tiếp với khoáng chất nha khoa.
Cơ chế hoạt động
Khi kết hợp với natri monofluorophosphat, calcium glycerophosphate sẽ làm giảm khả năng hòa tan axit của men răng. Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng được cho sẽ làm tăng tác dụng tái khoáng của natri monofluorophosphate dẫn đến quá trình tái khoáng hóa men răng nhiều hơn nhưng cơ chế đằng sau điều này vẫn chưa được biết rõ.
Ngoài ra, calcium glycerophosphate còn làm giảm độ pH mảng bám được tạo ra bởi dung dịch đường sucrose. Trong chất thay thế điện giải, calcium glycerophosphate lại hoạt động như một chất cho canxi và photphat.
Tinh bột mì là gì?

Tinh bột mì là sản phẩm dạng bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ các loại cây trồng.
Nhiều người nhầm lẫn giữa tinh bột mì và bột mì. Tinh bột mì là một chất rắn màu trắng không vị, không mùi, ở nhiệt độ phòng, chứa carbohydrate với các nguyên tử cacbon, hydro và oxy. Trong khi bột mì là một loại bột được làm bằng cách nghiền hạt thô, được sử dụng để làm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh mì và bánh ngọt.
Tinh bột mì được lấy từ mỗi loại cây khác nhau sẽ cho ra thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau.
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm và cũng giữ vai trò rất quan trọng với động vật và con người. Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh bột mì có hơn 4.000 ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong các loại bột tự nhiên, tinh bột mì được chiết xuất từ củ khoai mì được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại vượt trội hơn tinh bột ngô và tinh bột lúa mì do thành phần và đặc tính tinh bột. Giá của tinh bột mì thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây do các đặc tính sinh học và hóa học. Với các ưu điểm đó, nhu cầu về tinh bột mì hiện đang tăng cao trên thế giới.
Điều chế sản xuất
Tinh bột mì được chiết xuất từ các loại củ, quả, hạt của các loại cây trồng trong tự nhiên.
Quá trình điều chế sản xuất tinh bột mì như sau:
- Ngâm cho củ khoai mì mềm để giảm quá trình mài hay nghiền, loại bỏ một phần tạp chất.
- Rửa sạch để loại bỏ đất, cát và tách một phần vỏ.
- Cắt khúc để quá trình xây nhuyễn đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây nhuyễn làm phá vỡ tế bào cũ, giải phóng hạt tinh bột.
- Rây lần một để loại bỏ phần tử xơ.
- Rây lần hai và lần ba để tách triệt để tạp chất mịn trong tinh bột làm tăng độ tinh khiết cho sản phẩm.
- Do tinh bột không tan trong nước nên quá trình lắng tinh bột giúp tinh bột tách khỏi nước và được thu hồi.
- Quá trình sấy nhằm tách triệt để nước ra khỏi tinh bột ướt vừa được tinh sạch trở về trạng thái bột khô.
Cơ chế hoạt động
Khi đun nóng trong nước dư, tinh bột mì trải qua quá trình hồ hóa, là một quá trình chuyển đổi cấu trúc không thể đảo ngược. Đó là quá trình phá vỡ các liên kết giữa các phân tử tinh bột khi có nước và nhiệt. Quá trình hồ hóa của tinh bột khoai mì sẽ khó khăn hơn so với tinh bột khoai tây, có thể bởi vì cấu trúc hạt tinh bột chặt chẽ hơn. Khi dịch tinh bột nguội thì độ nhớt tăng lên do quá trình thoái hóa ngược.
Disodium Edta là gì?
Ethylene diamine tetraacetic acid, viết tắt là EDTA, là một loại axit hữu cơ mạnh. NH2 và 4 gốc carboxyl COOH là hai nhóm amin được chứa trong cấu trúc của EDTA.
EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể hoặc dạng bột màu trắng, không bay hơi, có độ tan cao trong nước, có độ pH 10.5 – 11.5.
Có hai dạng EDTA chính thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân gồm Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA. Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA khác nhau ở cấu trúc của các phân tử và độ pH. Nhưng hai loại này lại có công dụng tương tự nhau khi được ứng dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Disodium EDTA có khả năng cô lập các ion kim loại nặng, giúp sản phẩm không bị tác động bởi các phản ứng hóa học giữa kim loại và các hợp chất khác, tạo sự ổn định cho sản phẩm.
Ngoài ra, chất này có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc như một chất bảo quản, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc trong sản phẩm chăm sóc da. Tuy chất bảo quản không tốt khi dùng nhưng chúng giúp kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. So với một số chất bảo quản tự nhiên, chất bảo quản tổng hợp cũng ít gây kích ứng da hơn và ít có khả năng tương tác với các thành phần khác trong công thức.
Ngoài công dụng chính là chất bảo quản, Disodium EDTA cũng được sử dụng để cải thiện khả năng tạo bọt của sản phẩm. Do đó EDTA thường có mặt trong xà phòng và chất tẩy rửa.

Điều chế sản xuất
EDTA lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1935 bởi Ferdinand Münz từ sự kết hợp của Ethylenediamine và Acid chloroacetic. Ngày nay, EDTA chủ yếu được tổng hợp từ Ethylenediamine, Formaldehyd và Natri cyanide.
Cơ chế hoạt động
Một trong những chức năng của Disodium EDTA là đóng vai trò như một tác nhân tạo phức. Disodium EDTA liên kết với các ion kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng có trong nước cứng (loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion), từ đó làm cho chúng không còn hoạt động để ngăn chặn tác động bất lợi của chúng với sự ổn định của sản phẩm. Cụ thể, thành phần này ngăn không cho các kim loại này đọng trên da, tóc và da đầu. Sau khi các ion kim loại liên kết với EDTA, các ion kim loại vẫn ở trong dung dịch nhưng tính chất phản ứng giảm dần.
Các ion kim loại liên kết trong mỹ phẩm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên có thể có tạp chất kim loại. Ngoài ra, hệ thống nước hoặc các dụng cụ kim loại có thể chứa tạp chất. Nếu không được khử hoạt tính, các ion kim loại này có thể làm hỏng các sản phẩm mỹ phẩm bằng cách làm giảm độ trong, làm mất tính toàn vẹn của nước hoa và gây ra mùi ôi.
Mặc dù nước cứng không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tóc và da. Nước cứng làm tăng nguy cơ tích tụ kim loại trên tóc, khiến tóc nhuộm nhanh bị mất màu và làm tăng nguy cơ gãy rụng. Đồng thời nước cứng còn khiến việc rửa sạch da với xà phòng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến da sẽ dễ bị khô và kích ứng. Disodium EDTA giúp chống lại tác động gây hại của nước cứng lên da. Nhờ đó, chất này đã được chọn để trở thành một thành phần đặc biệt trong các chất tẩy rửa trên da.
Việc Disodium EDTA hoạt động bằng cách liên kết với các ion kim loại trong dung dịch giúp ngăn các công thức mỹ phẩm không bị biến chất. Disodium EDTA bảo vệ tính toàn vẹn của các sản phẩm chăm sóc da, không làm thay đổi độ pH, mùi hoặc kết cấu. Ngoài ra, khi liên kết với canxi, sắt hoặc magiê, Disodium EDTA giúp tăng cường khả năng tạo bọt và làm sạch nên được sử dụng phổ biến trong các công thức chăm sóc da như một chất đồng bảo quản.
Betaine là gì?
Betaine là một amino acid - dẫn xuất của choline được tạo ra khi choline kết hợp với axit amin glycine, với cấu trúc hóa học có chứa 3 nhóm methyl bổ sung. Do vậy, betaine còn được gọi là trimethylglycine.
Betaine có một số chức năng sinh học quan trọng: Với chức năng là một phân tử nhường nhóm methyl, betaine tham gia vào quá trình methyl hóa (quá trình sinh hóa thiết yếu) hỗ trợ chức năng của gan, giải độc và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của betaine là hỗ trợ cơ thể xử lý chất béo. Betaine cũng là một chất chống thẩm thấu thiết yếu chủ yếu ở thận, gan và não. Một lượng lớn betaine có thể tích lũy trong các tế bào mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào, giúp bảo vệ các tế bào, protein và enzyme dưới áp lực thẩm thấu.
Trong sản xuất mỹ phẩm, betaine tương thích tốt với da, giúp làm giảm kích ứng gây ra do chất diện hoạt và tạo cảm giác mềm mại khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 22 tình nguyện viên tại Thái Lan, 100% người tham gia nhận thấy màu da sáng hơn sau khi sử dụng dung dịch betaine 4%.
Điều chế sản xuất Betaine
Vào thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra betaine là một chất tự nhiên có trong củ cải đường (Beta Vulgaris). Trong một số thực phẩm như cám lúa mì, mầm lúa mì, rau bina, vi sinh vật và động vật không xương sống dưới nước, betaine cũng được tìm thấy ở nồng độ cao hơn.

Chúng ta có thể bổ sung betaine thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, trong cơ thể, betaine được tổng hợp bởi sự kết hợp của choline và axit amin glycine.
Cơ chế hoạt động của Betaine
Betaine hình thành liên kết hydro với nước và những phân tử khác một cách dễ dàng nhờ vào đặc điểm về cấu trúc. Chất này có thể tan trong nước tạo dung dịch 55% bền vững về mặt hóa học.
Nhờ có betaine mà homocysteine trong máu được chuyển đổi thành methione. Điều này rất quan trọng, hàm lượng homocysteine ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu, từ đó dễ dẫn đến sự phát triển các mảng bám và tình trạng gọi là xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).
Ngoài ra, hàm lượng homocysteine cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác. Betaine có khả năng hạ thấp homocysteine, tăng cường cơ và sức mạnh của sợi cơ, tăng cường độ chịu đựng và giúp giảm béo.
Cetearyl Isononanoate là gì?

Cetearyl Isononanoate là một chất lỏng không màu, trong suốt hoặc màu vàng nhạt, không mùi có nguồn gốc từ dầu quả cọ hoặc dầu dừa thường được dùng như một chất làm mềm trong sản phẩm.
Thành phần này hòa tan trong đietyl ete và acetyl và hòa tan nhẹ trong metanol và n-octanol. Tuy nhiên, Cetearyl Isononanoate không hòa tan trong nước nóng và lạnh. Phạm vi điểm nóng chảy của Cetearyl Isononanoate là 48 độ C đến 56 độ C.
Chất này có độ nhớt trung bình với đặc tính kỵ nước mạnh (không thấm nước).
Cũng như các este được dùng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, Cetearyl Isononanoate hoạt động hiệu quả như một chất phụ gia mỹ phẩm trong các sản phẩm làm mềm và mịn da khô.
Cùng với Ethylhexyl isononanoate và Isononyl isononanoate, Cetearyl isononanoate là một trong những este của Isononanoic Acid được sử dụng thường xuyên nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Cetearyl isononanoate xuất hiện tự nhiên trong dầu cacao và dầu hoa oải hương cùng với nhiều loại dầu thực vật khác.
Chất này là một este của Pelargonic Acid hay còn gọi là Isononanoic Acid. Pelargonic Acid là một axit béo có 9 nguyên tử cacbon.
Cơ chế hoạt động
Cetearyl Isononanoate là một chất hòa tan tốt cho các thành phần sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Chất này đặc biệt tương thích với da tạo thành một lớp màng chống thấm nước trên bề mặt da và do đó bảo vệ da chống lại sự mất nước của biểu bì.
Fragrance là gì?
Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm. Thuật ngữ này chỉ có một cách giải nghĩa duy nhất là chất có khả năng tạo mùi hương hay hương thơm tổng hợp.
Theo một số thống kê, Fragrance xuất hiện trong rất nhiều các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các mặt hàng về quần áo, đồ chơi và ngay cả thực phẩm cũng vậy. Có thể nói, mức độ sử dụng của Fragrance là rất lớn, hầu như nhà sản xuất nào cũng liệt kê nó vào danh sách những thành phần không thể thiếu, cả trong quá khứ và hiện tại cũng vậy.

Sự phổ biến của fragrance mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nó.
- Fragrance thiên nhiên: Nó có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên. Nó có công dụng lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có thẻ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Trong mỹ phẩm nếu bạn thấy có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
- Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Hai cái tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance). Fragrance có mặt trong hầu hết các sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da.
Loại sản phẩm của bạn đang dùng không có cụm từ Natural fragrance hay essential oil mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì bạn nên chú ý khi sử dụng nó và không nên dùng thường xuyên và hàng ngày nhé.
Fragrance tự nhiên có hương thơm của các loại thực vật và hoa như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương v.v được Hiệp hội nước hoa quốc tế IFRA định nghĩa theo tiêu chuẩn Iso 9235 là được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất vật lý thuần túy. Vì vậy, nước hoa có thành phần tự nhiên thường dễ bay hơi vì không có sự tác động từ chất hóa học. Loại nước hoa này được ưa chuộng bởi nó không có hóa chất tổng hợp, an toàn với làn da và sức khỏe của họ.
Fragrance là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, theo thống kê có xấp xỉ 3000 hóa chất tạo ra fragrance. Để tạo ra Natural fragrance cần kỹ thuật chiết xuất tốt và giá thành lại đắt đỏ thì các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế. Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế đó chính là sử dụng fragrance để sản xuất nước hoa nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng.
Câu hỏi đặt ra là Fragrance có gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không? Nhiều người vẫn đang thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Fragrance được chia ra làm Natural fragrance và fragrance.
Fragrance tự nhiên có các thành phần đến từ thiên nhiên không có độc và gây hại đến sức khỏe. Còn fragrance lại chứa hàm lượng chất hóa học tổng hợp cao. Các nhà sản xuất nói nước hoa của họ an toàn thì fragrance vẫn gây ra một số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thậm chí nó ảnh hưởng cả những người xung quanh như viêm mũi dị ứng, suy hô hấp, hoặc khiến những người có bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Một số ít người tiếp xúc với mùi hương từ fragrance cũng có thể bị choáng váng, đau đầu. Trong một số nghiên cứu của tác giả Kate còn chỉ ra có một số trường hợp fragrance còn gây ra ung thư hoặc ngộ độc thần kinh.
Grenville trong The Case Againts Frag Frag nêu, những người đau đầu dị ứng hay phát ban bởi nước hoa chiếm một phần ba. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu chiếm nhiều nguyên nhân là do sử dụng nước hoa. Điều đó giải thích vì sao ít nhà sản xuất nào tiết lộ và khai báo đầy đủ các thành phần trên sản phẩm nước hoa.
Điều chế sản xuất
Phương pháp sản xuất Fragrance theo hai cách Fragrance tự nhiên và Fragrance parfum.
Natural Fragrance: Được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ các thành phần lành tính, được lấy và chiết xuất từ tất cả các loại hương thơm, được chiết xuất và lấy từ một số loài hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên.
Ngoài việc lan tỏa mùi hương mà còn có tác dụng phát huy hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý do đó thành phần này có thể vô cùng an toàn đối với người dùng.
Trong một số mỹ phẩm dùng quen thuộc của chị em có Fragrance parfum: Nó có trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, chất làm mềm hay những chất làm sạch. Tuy nhiên, khác với độ lành tính của Fragrance tự nhiên, Fragrance parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu, thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau. Điều đó cho thấy, mức độ an toàn của nó đối với người dùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Cơ chế hoạt động của Fragrance
Fragrance tạo mùi thơm, át đi mùi cơ thể và tạo nên sự dễ chịu cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Fragrance được coi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì đem lại nhiều hương thơm quyến rũ.
Fragrance được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa, ngoài ra còn là thành phần có trong chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy hay thậm chí là cả đồ chơi của trẻ em. Fragrance có mặt ở rất nhiều đồ dùng sử dụng hàng ngày của chúng ta để kích thích khứu giác của người tiêu dùng.
Biosaccha-Ride Gum-1 là gì?
Biosaccharide gum-1 là một loại anion polysaccharide được được từ quá trình lên men vi sinh, cấu trúc mạch dài gồm L-fucose, D-galactose, axit galacturonic.
Biosaccharide gum-1 giàu chất fucose nên có khả năng tham gia điều chỉnh tính nhạy cảm của da. Biosaccharide gum-1 có ái lực đặc biệt với keratinocytes nên góp phần điều chỉnh các thông điệp tế bào thông qua các thụ thể màng của keratinocytes.

Ngoài ra, Biosaccharide gum-1 còn có khả năng điều chỉnh cơ chế ngoại di truyền nhờ sự kích thích của sirtuins-1 - loại enzyme chống lão hóa da, dưỡng ẩm, giúp làm dịu da.
Điều chế sản xuất
Biosaccharide Gum-1 là thành phần được tạo ra từ sorbitol (một phân tử đường) thông qua quá trình lên men.
Cơ chế hoạt động
Biosaccharide Gum-1 hoạt động bằng cách liên kết nước với lớp biểu bì, từ đó tạo ra một lớp màng liên kết độ ẩm trên da. Cơ chế này giúp mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho làn da.
Bên cạnh đó, Biosaccharide Gum-1 còn được cho là có chức năng như một chất chống kích ứng.
Benzophenone là gì?
Benzophenone là một hợp chất hữu cơ có công thức (C6H5)2CO, thường được viết tắt là Ph2CO. Chất này không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ như rượu, Axeton, Ether, Acid acetic, Chloroform và Benzen… Benzophenone và các dẫn xuất của nó như Benzophenone-1, -3, -4, -5, -9 và -11 thường được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Benzophenone được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như son dưỡng môi và sơn móng tay để bảo vệ sản phẩm khỏi tia UV. Các dẫn xuất của Benzophenone, chẳng hạn như Benzophenone-2 và (hay còn gọi là Oxybenzone) là những thành phần phổ biến trong kem chống nắng.
Dẫn xuất Benzophenone-4 là chất chống nắng hóa học có khả năng hấp thụ tia UVB thứ cấp và hấp thụ một khoảng ngắn trong phạm vi tia UVA. Benzophenone-4 được gọi là một chất hấp thụ tia UV thứ cấp vì đây là một chất chống nắng không đủ mạnh khi sử dụng đơn độc nên thường được kết hợp với các thành phần chống nắng khác. Do vậy thành phần này được sử dụng phổ biến hơn như một chất bảo vệ quang để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm hoặc như một chất bảo vệ màu sắc cho các sản phẩm sử dụng bao bì trong suốt.
Trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Benzophenone được sử dụng như một chất tăng cường hương thơm hoặc để ngăn các sản phẩm như xà phòng mất mùi hương và màu sắc khi tiếp xúc với tia UV. Benzophenone-3 được sử dụng như một chất ổn định và hấp thụ tia UV, đặc biệt là trong chất dẻo và chất chống nắng.
Tuy nhiên, chất này được khuyến cáo là gây ung thư cùng với một số tác hại khác cho sức khỏe con người. Các nhà sản xuất mỹ phẩm ở Mỹ đã hạn chế dùng Benzophenone, benzophenone-2, benzophenone-3, benzophenone-4, và benzophenone-5 trong các sản phẩm của họ.
Điều chế sản xuất
Có thể thu được 66% hiệu suất Benzophenone bằng cách Friedel-Crafts acyl hóa Benzoyl clorua với một lượng dư Benzen và nhôm Clorua khan. Benzophenone cũng được sản xuất bằng cách Oxy hóa Diphenylmethane trong khí quyển với chất xúc tác kim loại, chẳng hạn như đồng Naphthenate.
Cơ chế hoạt động
Một lớp phủ bề mặt của chất Benzophenone có thể làm giảm lượng bức xạ UV được hấp thụ vào da bằng cách giới hạn tổng lượng năng lượng đến da. Chẳng hạn, kem chống nắng Benzophenone được bôi tại chỗ, bảo vệ da khỏi những tác hại của tia UV bằng cách hấp thụ hóa học năng lượng ánh sáng. Độ hấp thụ UV tối đa của Benzophenones nằm trong khoảng từ 284 đến 287nm.
C15-19 Alkane (hay emosmart 19) là chất làm mềm không phân cực, có khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng, không gây hại cho sức khỏe con người lẫn gây tổn hại cho môi trường.
Trong mỹ phẩm, C15-19 Alkane được sử dụng cho mục đích tạo nền dầu. Hoạt chất này tương thích cao với các loại dầu khác, giúp phân tán oxit titan và oxit kẽm. Ngoài ra, C15-19 Alkane còn góp phần giúp các hợp chất béo dễ dàng hòa tan.

Alkane dễ dàng điều chế và có sự ổn định nhờ tính chất là dầu trơ và không phân cực, thậm chí trong điều kiện khắc nghiệt nhất (pH/ môi trường oxy hóa/ khử oxy hóa,…)
Các nhà sản xuất dùng C15-19 Alkane trong vai trò là chất làm mềm thay thế tuyệt vời cho dầu silico. Nhờ có nguồn gốc từ thực vật, C15-19 Alkane đạt độ tinh khiết cao, lành tính, an toàn. Sau thời gian sử dụng mỹ phẩm chứa C15-19 Alkane, làn da bạn sẽ được cải thiện, trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
Carrageenan là gì?
Carrageenan được chiết xuất từ loại tảo đỏ có nguồn gốc từ Ireland, mọc dọc theo bờ biển Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Island. Là chất tạo gel, tạo đặc, carrageenan được chiết xuất bằng nước nóng dưới điều kiện khá kiềm, sau đó cho kết tủa/cô đặc.

Carrageenan có những đặc tính sau đây:
-
Có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Carrageenan tồn tại ở dạng bột thô, bột mịn và gần như không mùi.
-
Không tan trong ethanol nhưng carrageenan tan được trong nước ở nhiệt độ khoảng 80oC. Khi tan, carrageenan tạo thành một dung dịch sệt/dung dịch màu trắng đục có tính chảy. Lúc đầu, nếu được làm ẩm với cồn, glycerol, hay dung dịch bão hòa glucose và sucrose trong nước, carrageenan sẽ được phân tán dễ dàng trong nước hơn.
-
Tùy thuộc vào loại carrageenan, khối lượng phân tử, nhiệt độ, các ion có mặt và hàm lượng carrageenan mà độ nhớt của dung dịch sẽ khác nhau. Tuy nhiên, độ nhớt của Carrageenan sẽ tỉ lệ thuận với hàm lượng.
-
Carrageenantương tác được với nhiều loại gum - nhất là loại locust bean gum. Tùy hàm lượng, nó sẽ có tác dụng làm tăng độ nhớt, độ bền, độ đàn hồi của gel. Carrageenan sẽ làm tăng độ bền gel của guar gum nếu ở hàm lượng cao và ngược lại, nếu hàm lượng thấp thì chỉ làm tăng độ nhớt.
-
Khi carrageenan được cho vào những dung dịch của gum ghatti, alginate và pectin nó sẽ làm giảm độ nhớt của các dung dịch này.
Carrageenan trong thương mại gồm 3 loại sau:
-
Dạng kappa tạo nên sợi gel cứng do chứa ion kali; dạng này phản ứng với các protein sữa. Chủ yếu có nguồn gốc từ Kappaphycus alvarezii.
-
Các dạng iota tạo nên sợi gel mềm do các ion calci. Chủ yếu có nguồn gốc từ Eucheuma denticulatum.
-
Dạng lambda không tạo gel, chủ yếu làm chất làm dày trong sữa. Nguồn chủ yếu là từ Gigartina.
Trong thực phẩm, carrageenan là phụ gia quen thuộc E407 (hoặc E407a đối với “processed eucheuma seaweed”).
Điều chế sản xuất carrageenan
Carrageenan được thu nhận bằng cách chiết từ tảo biển bằng nước/dung dịch kiềm loãng. Carrageenan được thu lại bằng sự kết tủa bởi cồn, sấy thùng quay, hay kết tủa trong dung dịch KCl và sau đó làm lạnh. Methanol, ethanol và isopropanol là loại cồn được sử dụng trong suốt quá trình thu nhận và tinh sạch carrageenan.
Sản phẩm có thể chứa đường nhằm mục đích chuẩn hóa, chứa muối để thu được cấu trúc gel đặc trưng hay tính năng tạo đặc.

Cơ chế hoạt động của carrageenan
Carrageenan chứa các hóa chất có thể làm giảm bài tiết dạ dày và ruột. Một lượng lớn carrageenan kéo nước vào ruột, và điều này có thể giải thích tại sao nó có công dụng như thuốc nhuận tràng. Carrageenan cũng có thể làm giảm đau và sưng.
Carrageenan là các polysaccharide tạo bởi các chuỗi lặp lại của các đơn vị galactose và 3,6 anhydrogalactose (3,6-AG), cả dạng sulfat hóa và không sulfat hóa. Các đơn vị này tham gia các liên kết α-1,3 và β-1,4 glycosid.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Sản phẩm liên quan










